Ngày 9/3/2022, Nhóm Nghiên cứu mạnh Ngôn ngữ học ứng dụng tiếng Anh đã tổ chức semianr “Some models of language curriculum design: Analysis and Comparison” (Một số mô hình thiết kế chương trình giảng dạy ngôn ngữ: Phân tích và So sánh) do ThS. Phạm Hương Lan trình bày. Buổi seminar được tổ chức trực tuyến qua MS Teams
Thiết kế chương trình giảng dạy ngôn ngữ là một lĩnh vực rộng lớn liên quan đến các nguyên tắc và quy trình để lập kế hoạch, quản lý và đánh giá việc học. Đây là một hoạt động bắt buộc đối với mọi cơ sở giáo dục trước khi bắt đầu triển khai một chuyên ngành ngôn ngữ mới. Trong lịch sử nghiên cứu thế giới đã có rất nhiều học giả xem xét việc thiết kế chương trình giảng dạy ngôn ngữ từ nhiều khía cạnh khác nhau. Một số nhà nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra các mô hình thiết kế, trong đó sự khác nhau của các mô hình thể hiện ở sự khác nhau về các yếu tố chính có liên quan trong thiết kế chương trình giảng dạy và kiểu quan hệ tương quan giữa các yếu tố đó.
Trong nghiên cứu này, tác giả đã tìm hiểu và phân tích một số định nghĩa khác nhau về chương trình giảng dạy, so sánh sự khác nhau giữa chương trình và đề cương giảng dạy, từ đó giới thiệu hai mô hình phổ biến đối với hoạt động thiết kế chương trình giảng dạy: mô hình của Nation & Macalister (2010) và mô hình của Richards (2013).
Hình 1. Mô hình của Nation &Macalister (2010)
Hình 2. Ba tiểu mô hình của Richards (2013)
Trong đó, mô hình cùa Richards có thể hiểu là một đường hướng bao gồm ba tiểu mô hình: Mô hình hướng trước, mô hình hướng sau, và mô hình trung tâm. Hai kiểu mô hình này, thông qua phương pháp phân tích và so sánh, đều cho thấy có những điểm tương đồng nhưng lại không đồng nhất. Việc tìm hiểu về các mô hình như thế này rất quan trọng, giúp người thiết kế chương trình hiểu rõ và lựa chọn hướng đi nhất quán cho mình trong công tác biên soạn, phát triển chương trình, tài liệu giảng dạy.