BỘ MÔN QUẢN LÝ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH

Giới thiệu chung

Bộ môn Quản lý Du lịch và Lữ hành được thành lập theo Quyết định 3511/QĐ-HVN ngày 24 tháng 06 năm 2022 của Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Bộ môn được thành lập trên cơ sở quy tụ các giảng viên của Học viện Nông nghiệp Việt Nam có chuyên môn về giảng dạy đào tạo trình độ đại học chuyên ngành Quản lý và Phát triển du lịch đã được phê duyệt từ Khóa 64. Bên cạnh đó, các giảng viên là PGS và Tiến sĩ trong Bộ môn cũng tham gia giảng dạy các học phần thuộc các ngành học khác ở bậc đại học, cao học và nghiên cứu sinh có chuyên môn liên quan thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Bộ môn có 03 nhiệm vụ cơ bản, bao gồm: (i) Giảng dạy, (ii) Nghiên cứu khoa học, (iii) Chuyển giao công nghệ và bồi dưỡng nhân lực cho đất nước nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của Khoa, Học viện và toàn xã hội.

Cơ cấu tổ chức: Hiện nay, Bộ môn có 05 giảng viên, bao gồm cả giảng viên kiêm nhiệm công tác quản lý của Khoa và 01 nghiên cứu viên. Tất cả giảng viên đều có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ được đào tạo tại các trường đại học lớn ở nước ngoài như Đức, Bỉ, Philippines, Úc.

Các học phần đảm nhận: Bộ môn đảm nhiệm công việc giảng dạy trình độ đại học chuyên ngành Quản lý và Phát triển Du lịch của Học viện với các học phần như sau: Tổng quan về du lịch, Địa lý du lịch, Văn hóa du lịch, Tài nguyên du lịch, Quản lý di sản văn hóa, Thiết kế và điều hành tour du lịch, Quản trị lữ hành, Nghiệp vụ hướng dẫn và hoạt náo du lịch, Tổ chức chương trình du lịch, Đồ án du lịch, Thực tập giáo trình 1, Thực tập giáo trình 2, Khóa luận tốt nghiệp.

Ngoài ra các giảng viên cũng tham gia giảng dạy một số học phần về quản trị kinh doanh và marketing cho các khoa thuộc Học viện. Song song với đó, các giảng viên của Bộ môn còn tích cực tham gia hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp; Các giảng viên là Phó giáo sư, tiến sĩ tham đang gia giảng dạy các học phần và hướng dẫn luận văn cao học và luận án tiến sĩ thuộc các ngành/chuyên ngành đào tạo khác nhau của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Nghiên cứu khoa học: Bộ môn đi sâu và mở rộng nghiên cứu theo các hướng gắn với quản lý và phát triển du lịch, lữ hành trong giai đoạn hiện nay và những năm tới như sau:

  • Du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch thông minh và một số loại hình du lịch khác có tiềm năng và lợi thế ở Việt Nam.
  • Xây dựng, đánh giá, thẩm định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội nói chung, và du lịch nói riêng
  • Rủi ro và quản lý rủi ro trong phát triển du lịch
  • Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch
  • Chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị sản phẩm nông sản gắn với khai thác và phát triển du lịch
  • Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực trong ngành du lịch
  • Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong du lịch
  • Kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ
  • Liên kết vùng trong phát triển du lịch
  • Đánh giá ứng xử/hành vi của các tác nhân trong du lịch
  • Nghiên cứu sinh kế, giảm nghèo
  • Đánh giá các chương trình, dự án, v.v…

Đề tài NCKH và dự án tham gia thực hiện: Hiện nay, Bộ môn đang thực hiện nhiều đề tài khoa học và dự án với vai trò là chủ nhiệm đề tài, thư ký khoa học hoặc thành viên tham gia. Đề tài/ dự án HTQT: 14, Đề tài cấp Nhà nước: 03, ĐT cấp Bộ: 3, đề tài cấp Tỉnh: 8, Đề tài cấp trọng điểm Học viện, Học viện: 10 đề tài

Nhiều cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên của Bộ môn đã và đang tham gia tư vấn cho các dự án của các tổ chức quốc tế, phi chính phủ, các cơ quan trung ương và các tỉnh ở các lĩnh vực khác nhau. Một số đối tác có thể kể đến như UNDP, ACIAR, SEARCA, IRRI, PLAN, Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Du lịch, Bộ NN&PTNT, Bộ KHCN, Sở KHCN các tỉnh, Sở NN&PTNT.

Trong thời gian vừa qua, Bộ môn đã hợp tác và phối hợp với Tổng cục Du lịch, Viện Kinh tế- Văn hóa, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Du lịch, Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch các tỉnh như Hòa Bình, Ninh Bình, Hà Nội, Bình Định, Huế.

Ngoài ra, Bộ môn còn hợp tác với một số tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ (NGOs) như: Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), ACIAR, Plan International tại Việt Nam, SEARCA trong thực hiện các hoạt động nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ

Bài báo công bố Quốc tế và Công bố trong nước: Bộ môn thúc đẩy hoạt động nghiên cứu của giảng viên, đẩy mạnh các công bố khoa học công nghệ trên các tạp chí trong nước và quốc tế. Các công trình NCKH được công bố  trong những năm gần đây bao gồm:

+ Công bố Quốc tế: 20 bài báo

+ Công bố Trong nước: 18 bài báo

Danh sách cán bộ thuộc Bộ môn

STT

Họ và tên

Học hàm, học vị

Chức vụ

Email

1

Nguyễn Thị Trang Nhung

TS, GVC

Trưởng Bộ môn

nttnhung@vnua.edu.vn

2

Hồ Ngọc Ninh

TS, GVC

Phó trưởng Khoa

hnninh@vnua.edu.vn

3

Bùi Thị Nga

PGS.TS

Giảng viên cao cấp

btnga@vnua.edu.vn

4

Nguyễn Hùng Anh

TS

Giảng viên

nghunganh@vnua.edu.vn

5

Nguyễn Thị Mai Trang

ThS

Giảng viên

maitrangnguyen.nv@gmail.com

6

Trương Ngọc Tín

Cử nhân

Nghiên cứu viên

truongngoctin@vnua.edu.vn