Ngày 19/10/2022, nhóm nghiên cứu mạnh Ngôn ngữ học ứng dụng Tiếng Anh – Khoa Du lịch và Ngoại ngữ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức seminar với chủ đề “Dạy và học môn Từ vựng học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam” (Teaching and learning Lexicoloty at VNUA) do ThS. Nguyễn Thị Kim Quế trình bày, nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học môn Từ vựng học. Tác giả đã đưa ra một số cơ sở lý thuyết cũng như những quan sát thực tế sau 3 khóa giảng dạy môn học này, để các thầy cô cùng thảo luận và đề xuất những đổi mới có thể giúp việc dạy và học môn Từ vựng học hiệu quả hơn.
ThS. Nguyễn Thị Kim Quế trình bày seminar
Bài trình bày đã nêu tóm lược những cơ sở lý thuyết cơ bản của môn Từ vựng học như Định nghĩa thuật ngữ “Lexicology”, những nhánh chính thuộc lĩnh vực Từ vựng học và Tầm quan trọng của môn Từ vựng học. Theo nhiều nhà ngôn ngữ học, Từ vựng học Thuật ngữ tiếng Anh “Lexicology” được cấu tạo bởi hai hình vị gốc Hy lạp: “lexis” nghĩa là từ, cụm từ và “logos” là sự nghiên cứu. Do đó, từ “Lexicology” có nghĩa là sự nghiên cứu về từ/ cụm từ (Ginzburg et al., 1979)
Cách phân chia các nhánh chính của Từ vựng học cũng được nghiên cứu trong chuyên đề này. Theo thầy Hoàng Tất Trường – tác giả biên soạn cuốn “Từ vựng học Tiếng Anh cơ bản” (Hoàng, 1993), Từ vựng học có 5 nhánh cơ bản: Cấu trúc từ và cách thành lập từ (Word structure and formation), Ngữ nghĩa học (Semantics hay Semasiology), Ngữ cú (Phraseology), Từ nguyên học (Etymology) và Từ điển học (Lexicography). Nhà nghiên cứu Pavlík (2017) cũng đưa ra 5 nhánh chính tương tự như trên, nhưng có thêm 1 nhánh là Danh học (Onamasiology).
Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của Từ vựng học, ThS. Nguyễn Thị Kim Quế đã nêu bật 4 nội dung quan trọng như:
– Từ vựng học giúp người học hiểu sâu hơn về từ vựng và toàn bộ hệ thống ngôn ngữ đó;
– Từ vựng học giúp người học đoán nghĩa của từ dựa vào cấu trúc hình vị của từ;
– Từ vựng học giúp người học đoán/ chọn nghĩa phù hợp của từ dựa vào cấu trúc và ngữ cảnh cụ thể
– Từ vựng học giúp người học sử dụng từ tiếng Anh chính xác căn cứ vào nguyên tắc thành lập từ (Zhao, 2019).
https://www.high-endrolex.com/29
Đối với việc dạy và học môn Từ vựng học tại Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, môn học Từ vựng học là môn học bắt buộc dành cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh được đào tạo tại Học viện. Môn học chỉ có 2 tín nhưng đề cập đến cả 5 nhánh chính của Từ vựng học. Qua quá trình giảng dạy 3 khóa sinh viên (K62, K63, K64), tác giả nhận thấy một số bất cập của chương trình:
– Chương trình dàn trải: việc cố đưa cả 5 nhánh của Từ vựng học vào giảng dạy trong 2 tín chỉ là quá nhiều. Điều này dẫn đến chương trình không đi sâu vào mảng nào quan trọng, thiết thực được.
– Quá ít thời gian luyện tập: Nếu sinh viên được luyện tập để củng cố những phần lý thuyết học trên lớp thì sẽ hiểu bài để ghi nhớ và vận dụng tốt hơn. Tuy nhiên, vì thời gian hạn hẹp, nội dung lý thuyết lại nhiều, nên phần lớn thời gian trên lớp đề dành cho việc học lý thuyết.
Qua tìm hiểu những nghiên cứu và kinh nghiệm bản thân trong giảng dạy học phần Từ vựng, tác giả đã đưa ra đề xuất:
1) Tổ chức lại việc dạy và học môn Từ vựng học bằng cách dành nhiều thời gian hơn cho các mảng thiết thực liên quan trực tiếp đến việc mở rộng từ vựng của sinh viên như Cấu trúc từ và cách thành lập từ (Word structure and formation), Ngữ nghĩa học (Semantics hay Semasiology) và Ngữ cú (Phraseology), đồng thời giảm thời lượng hoặc loại bỏ những mảng mang tính lý thuyết như Từ nguyên học (Etymology) và Từ điển học (Lexicography);
2) Cung cấp thêm bài tập để sinh viên được luyện tập nhiều hơn, giúp sinh viên hiểu sâu hơn về lý thuyết và ghi nhớ tốt hơn.
Nhóm Nghiên cứu mạnh