Thông báo tuyển sinh Đại học hệ chính quy năm 2023

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH ĐẠI HỌC 2023

________________

Số: 169/TB-HVN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_____________________

Hà Nội, ngày 09 tháng 02 năm 2023

THÔNG BÁO TUYỂN SINH ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NĂM 2023

I. THÔNG TIN CHUNG

Học viện Nông nghiệp Việt Nam (trước đây là Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội, mã trường HVN), là trường đại học công lập trọng điểm quốc gia, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực với các bậc đại học, thạc sĩ và tiến sĩ, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ xã hội. Các chương trình đào tạo của Học viện luôn được đổi mới, hội nhập quốc tế, nhiều chương trình đào tạo đã được kiểm định và đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế AUN-QA; Theo kết quả kiểm định Học viện năm 2022, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp là 97,36%, nhiều cựu sinh viên đã là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của nhiều tỉnh thành, các cơ quan trung ương và nhiều doanh nghiệp lớn.

Học viện vinh dự được đón tiếp nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước về thăm và giao nhiệm vụ cho cán bộ, viên chức và sinh viên Học viện. Vượt qua bao khó khăn cùng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, Học viện đã vinh dự được Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Hồ Chí Minh, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng trong thời kỳ đổi mới; Huân chương Độc lập hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Kháng chiến hạng Ba và nhiều phần thưởng cao quý khác.

XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY

Với triết lý giáo dục Rèn Luyện Hun Đúc Nhân Tài, ngoài việc trang bị kiến thức chuyên môn, tiếng Anh, tin học, Học viện còn trang bị cho sinh viên các kiến thức về kỹ năng mềm như Kỹ năng khởi nghiệp, Kỹ năng hội nhập quốc tế, Kỹ năng tìm kiếm việc làm, Kỹ năng lãnh đạo, Kỹ năng quản lý… và nhiều kỹ năng mềm khác, phù hợp với yêu cầu của xã hội.

Học viện nông nghiệp Việt Nam đóng tại Hà Nội trên diện tích gần 200 ha, là nơi có giao thông, điều kiện sống và sinh hoạt thuận lợi. Học viện có đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề được đào tạo bài bản tại các nước có nền khoa học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY

Năm 2023, Học viện dự kiến tuyển sinh đại học hệ chính quy như sau: 

II. NHÓM NGÀNH/NGÀNH VÀ TỔ HỢP XÉT TUYỂN

TT

Nhóm ngành/ngành Số lượng

Tổ hợp xét tuyển

HVN01

Thú y

500

A00(Toán, Vật lí, Hóa học)
A01
(Toán, Vật lí, Tiếng Anh)
B00
(Toán, Hóa học, Sinh học)
D01
(Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
Thú y

HVN02

Chăn nuôi thú y – Thuỷ sản

220

A00(Toán, Vật lí, Hóa học)
B00
(Toán, Hóa học, Sinh học)
B08
(Toán, Sinh học, Tiếng Anh)
D01
(Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
Bệnh học thủy sản (Thú y thủy sản)
Chăn nuôi
Chăn nuôi thú y
Nuôi trồng thủy sản

HVN03

Nông nghiệp sinh thái

và Nông nghiệp đô thị

240

A00(Toán, Vật lí, Hóa học)
A09
(Toán, Địa lí, GDCD)
B00
(Toán, Hóa học, Sinh học)
D01
(Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
Khoa học cây trồng

(Khoa học cây trồng và cây dược liệu)

Khoa học cây trồng
(dạy bằng tiếng Anh)
Kinh tế nông nghiệp
(Kinh tế nông nghiệp và Kinh tế tuần hoàn)
Kinh tế nông nghiệp (dạy bằng tiếng Anh)
Bảo vệ thực vật (Bác sĩ cây trồng)
Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan

(Công nghệ rau hoa quả và thiết kế cảnh quan)

Nông nghiệp công nghệ cao
(Nông nghiệp đô thị)
Khoa học đất
(Khoa học đất và Quản trị tài nguyên đất)

HVN04

Công nghệ kỹ thuật ô tô và Cơ điện tử

310

A00(Toán, Vật lí, Hóa học)
A01
(Toán, Vật lí, Tiếng Anh)
A09
(Toán, Địa lí, GDCD)
D01
(Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
Công nghệ kỹ thuật ô tô
Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

HVN05

Kỹ thuật cơ khí

50

A00(Toán, Vật lí, Hóa học)
A01
(Toán, Vật lí, Tiếng Anh)
A09
(Toán, Địa lí, GDCD)
D01
(Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
Kỹ thuật cơ khí

HVN06

Kỹ thuật điện,

Điện tử và Tự động hoá

140

A00(Toán, Vật lí, Hóa học)
A01
(Toán, Vật lí, Tiếng Anh)
A09
(Toán, Địa lí, GDCD)
D01
(Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
Kỹ thuật điện
Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

HVN07

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

500

A00(Toán, Vật lí, Hóa học)
A09
(Toán, Địa lí, GDCD)
C20
(Ngữ văn, Địa lí, GDCD)
D01
(Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

HVN08

Quản trị kinh doanh,

Thương mại và Du lịch

1680

A00(Toán, Vật lí, Hóa học)
A09
(Toán, Địa lí, GDCD)
C20
(Ngữ văn, Địa lí, GDCD)
D01
(Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
Quản trị kinh doanh
Quản trị kinh doanh nông nghiệp

(dạy bằng tiếng Anh)

Kế toán
Tài chính – Ngân hàng
Quản lý và phát triển du lịch
Thương mại điện tử (Thương mại quốc tế)
Quản lý và phát triển nguồn nhân lực

HVN09

Công nghệ sinh học và

Công nghệ dược liệu

150

A00(Toán, Vật lí, Hóa học)
B00
(Toán, Hóa học, Sinh học)
B08
(Toán, Sinh học, Tiếng Anh)
D01
(Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
Công nghệ sinh học
Công nghệ sinh học (dạy bằng tiếng Anh)
Công nghệ sinh dược

HVN10

Công nghệ thực phẩm và Chế biến

270

A00(Toán, Vật lí, Hóa học)
B00
(Toán, Hóa học, Sinh học)
D07
(Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
D01
(Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
Công nghệ thực phẩm
Công nghệ và kinh doanh thực phẩm

HVN11

Kinh tế và Quản lý

560

A00(Toán, Vật lí, Hóa học)
C04
(Ngữ văn, Toán, Địa lí)
D07
(Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
D01
(Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
Kinh tế tài chính
Kinh tế tài chính (dạy bằng tiếng Anh)
Kinh tế tài chính hợp tác với Đại học Massey – New Zealand

(dạy bằng tiếng Anh)

Kinh tế
Kinh tế đầu tư
Kinh tế số
Quản lý kinh tế

HVN12

Xã hội học

40

A09(Toán, Địa lí, GDCD)
C00
(Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí)
C20
(Ngữ văn, Địa lí, GDCD)
D01
(Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
Xã hội học (Xã hội học kinh tế)

HVN13

Luật

160

A09(Toán, Địa lí, GDCD)
C00
(Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí)
C20
(Ngữ văn, Địa lí, GDCD)
D01
(Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
Luật

HVN14

Công nghệ thông tin và Kỹ thuật số

600

A00(Toán, Vật lí, Hóa học)
A01
(Toán, Vật lí, Tiếng Anh)
A09
(Toán, Địa lí, GDCD)
D01
(Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
Công nghệ thông tin
Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

HVN15

Quản lý đất đai, Bất động sản

và Môi trường

200

A00(Toán, Vật lí, Hóa học)
A01
(Toán, Vật lí, Tiếng Anh)
B00
(Toán, Hóa học, Sinh học)
D01
(Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
Quản lý bất động sản
Quản lý đất đai
Quản lý tài nguyên và môi trường

HVN16

Khoa học môi trường

40

A00(Toán, Vật lí, Hóa học)
A01
(Toán, Vật lí, Tiếng Anh)
B00
(Toán, Hóa học, Sinh học)
D01
(Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
Khoa học môi trường

HVN17

Ngôn ngữ Anh

180

D01(Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
D07
(Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
D14
(Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh)
D15
(Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh)
Ngôn ngữ Anh

HVN18

Sư phạm công nghệ

20

A00(Toán, Vật lí, Hóa học)
A01
(Toán, Vật lí, Tiếng Anh)
B00
(Toán, Hóa học, Sinh học)
D01
(Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
Sư phạm công nghệ
Tổng*

5860

Ghi chú: Với các chương trình dạy bằng tiếng Anh, sau khi sinh viên nhập học, Học viện sẽ tiếp tục xét tuyển trong số sinh viên trúng tuyển nhập học từ các ngành có cùng tổ hợp xét tuyển; * Học viện có thể điều chỉnh nhưng không vượt quá năng lực tuyển sinh để đáp ứng nhu cầu người học; GDCD – Giáo dục công dân.

III. ĐỐI TƯỢNG XÉT TUYỂN

Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương đủ điều kiện xét tuyển học đại học theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và Đề án tuyển sinh của Học viện.

IV. PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN

1. Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển

Học viện xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển các nhóm đối tượng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Học viện nhận vào học có điều kiện đối với những trường hợp dưới đây:

(1) Thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ hoặc thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ hoặc thí sinh có nơi thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo nơi thường trú) theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được nhận vào học các ngành thuộc nhóm ngành Nông nghiệp và Thủy sản và các nhóm ngành khác khi có học lực đạt loại khá ít nhất 1 năm tại các trường THPT.

(2) Thí sinh là người nước ngoài có kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực Tiếng Việt (hoặc Tiếng Anh đối với các chương trình giảng dạy bằng Tiếng Anh) đáp ứng quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

2. Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 (theo quy định, lịch trình của Bộ GD&ĐT và theo Đề án tuyển sinh của Học viện)

a) Điều kiện xét tuyển: Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi (môn thi) với thang điểm 10 theo tổ hợp xét tuyển cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định. Mức chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp là không điểm. Học viện sẽ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

  b) Cách tính điểm xét tuyển:

Điểm xét tuyển = Điểm thi môn 1 + Điểm thi môn 2 + Điểm thi môn 3 + Điểm ưu tiên (nếu có).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam công nhận và sử dụng kết quả miễn bài thi môn ngoại ngữ tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển đại học chính quy năm 2023. Đối với thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ sử dụng để miễn bài thi môn ngoại ngữ tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT đồng thời vẫn tham gia thi môn thi Ngoại ngữ thì Học viện sử dụng kết quả bài thi Ngoại ngữ để xét tuyển.

3. Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT (Xét học bạ)

a) Điều kiện xét tuyển:

Điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình cả năm lớp 11 (đối với xét tuyển đợt 1) hoặc lớp 12 (đối với xét tuyển đợt 2) theo thang điểm 10 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển, cộng điểm ưu tiên (nếu có) đạt từ 21-23 điểm trở lên (Phụ lục 1). Riêng nhóm ngành Sư phạm công nghệ thí sinh đạt học lực năm lớp 12 xếp loại từ giỏi trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT đạt từ 8,0 trở lên.

  b) Cách tính điểm xét tuyển:

Điểm xét tuyển = ĐTBcn môn 1 + ĐTBcn môn 2 + ĐTBcn môn 3 + Điểm ưu tiên (nếu có).

            Trong đó: ĐTBcn  là điểm trung bình cả năm

c)     Nguyên tắc xét tuyển

Thí sinh đăng ký xét tuyển theo nhóm ngành với tối đa 02 nguyện vọng (NV) tương ứng 2 nhóm ngành đào tạo và được xét tuyển theo thứ tự ưu tiên: Học lực đạt loại giỏi hai kỳ tại năm xét tuyển trong các trường THPT; Thí sinh trúng tuyển có điểm xét tuyển lớn hơn hoặc bằng điểm trúng tuyển theo mức từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu hoặc chỉ tiêu còn lại của từng nhóm ngành của phương thức này. Đối với các thí sinh có điểm bằng nhau xét tuyển ở cuối danh sách thì xét theo thứ tự ưu tiên theo quy định của Bộ GD&ĐT. Mức chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp là không điểm. Thí sinh trúng tuyển NV1 sẽ không được xét tuyển NV2. Thí sinh không trúng tuyển vào NV2 đã đăng ký thì tiếp tục được xét tuyển vào các nhóm ngành khác khi còn chỉ tiêu. Thí sinh có thể được xem xét chuyển ngành/chuyên ngành trong thời gian học tập theo quy định.

Trong phương thức xét tuyển này, thí sinh đạt học lực loại giỏi ít nhất hai kỳ trong các năm học tại trường THPT được ưu tiên xét tuyển thẳng vào ngành học ưa thích.

4. Phương thức 4: Xét tuyển kết hợp

a. Điều kiện và cách tính điểm xét tuyển

* Tiêu chí 1: Với thí sinh đạt học lực loại khá năm lớp 11 (đối với xét tuyển đợt 1) hoặc lớp 12 (đối với xét tuyển đợt 2) tại các trường THPT và có điểm kết quả thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS 5.0 trở lên hoặc các chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế tương đương khác do Bộ GD&ĐT công bố thì điểm xét tuyển tính theo công thức sau:

Điểm xét tuyển = ĐTBcn đạt học lực khá x 3 + Điểm ưu tiên (nếu có)

* Tiêu chí 2: Xét tuyển theo kết quả học tập THPT (học bạ) kết hợp với kết quả cuộc thi Kiến thức Công nghệ và Khởi nghiệp sáng tạo VNUA – 2023, cộng điểm ưu tiên (nếu có). Tiêu chí này điểm nộp hồ sơ xét tuyển phải đạt từ 21-23 điểm trở lên tùy ngành.

Điểm xét tuyển = Điểm học tập theo tổ hợp xét tuyển + Điểm quy đổi kết quả cuộc thi Kiến thức Công nghệ và Khởi nghiệp sáng tạo VNUA – 2023+ điểm ưu tiên (nếu có).

Trong đó:

– Điểm học tập theo tổ hợp xét tuyển là tổng điểm trung bình cả năm lớp 11 (đối với xét tuyển đợt 1) hoặc lớp 12 (đối với xét tuyển đợt 2) với thang điểm 10 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển (Phụ lục 1)

– Điểm quy đổi kết quả cuộc thi Kiến thức Công nghệ và Khởi nghiệp sáng tạo VNUA – 2023 tối đa là 2 điểm.

Tiêu chí 3: Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 kết hợp với kết quả cuộc thi Kiến thức Công nghệ và Khởi nghiệp sáng tạo VNUA – 2023, cộng điểm ưu tiên (nếu có). Tiêu chí này điểm nộp hồ sơ xét tuyển phải đạt từ 18-20 điểm trở lên tùy ngành.

Điểm xét tuyển = Điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 theo tổ hợp xét tuyển + Điểm quy đổi kết quả cuộc thi Kiến thức công nghệ và Khởi nghiệp sáng tạo VNUA – 2023 + điểm ưu tiên (nếu có).

Điểm quy đổi kết quả cuộc thi Kiến thức công nghệ và Khởi nghiệp sáng tạo VNUA – 2023 tối đa là 2 điểm.

Để có cơ hội cộng điểm khi xét tuyển đại học và cơ hội nhận học bổng toàn phần (trong cả khóa học), thí sinh đăng ký nhận thông tin cuộc thi Kiến thức Công nghệ và Khởi nghiệp sáng tạo VNUA – 2023 TẠI ĐÂY

b.  Nguyên tắc xét tuyển

–  Thí sinh chỉ được chọn 1 trong 3 tiêu chí xét tuyển kết hợp trên.

–  Thí sinh đăng ký xét tuyển theo nhóm ngành với tối đa 01 nguyện vọng (NV) tương ứng 01 nhóm ngành đào tạo. Học viện xét từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu. Thí sinh không trúng tuyển vào NV đã đăng ký thì tiếp tục được xét tuyển vào các nhóm ngành khác khi còn chỉ tiêu. Đối với các thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau ở cuối danh sách thì xét theo thứ tự ưu tiên theo quy định của Bộ GD&ĐT. Thí sinh có thể được xem xét chuyển ngành trong thời gian học tập theo quy định.

Ghi chú:

– Ngưỡng đảm bảo chất lượng của khối ngành Sư phạm được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ GĐ&ĐT đối với tất cả các phương thức xét tuyển.

– Điểm ưu tiên theo khu vực và theo đối tượng thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT: Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng là 1,0 điểm và giữa các khu vực kế tiếp là 0,25 điểm.

– Điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:

Điểm ưu tiên = [(30 – Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định

V. THỜI GIAN VÀ HỒ SƠ XÉT TUYỂN

1.  Thời gian xét tuyển

1.1. Phương thức 1 (Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển) và Phương thức 2 (Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023).

Thời gian xét tuyển được thực hiện theo quy định, lịch trình của Bộ GD&ĐT và theo Đề án tuyển sinh của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

1.2. Phương thức 3 (Xét học bạ) và Phương thức 4 (Xét tuyển kết hợp)

TT Nội dung Đợt 1 Đợt 2
1 Nhận hồ sơ xét tuyển 04/04 – 25/05/2023 06/06 – 25/07/2023
2 Thông báo kết quả xét tuyển 26 – 31/05/2023 26 – 31/07/2023

Ghi chú: Thời gian xét tuyển có thể điều chỉnh theo lịch xét tuyển đại học năm 2023 của Bộ GD&ĐT.

Học viện sẽ công bố thời gian xác nhận nhập học/nhập học đối với thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển trong Giấy báo đủ điều kiện trúng tuyển đăng tải thông tin trên website: daotao.vnua.edu.vn/xettuyen và https://tuyensinh.vnua.edu.vn.

2. Hồ sơ xét tuyển

Thí sinh điền thông tin vào Phiếu đăng ký xét tuyển hoặc đăng ký xét tuyển trực tuyến theo mẫu của Học viện. Học viện sẽ kiểm tra và đối chiếu thông tin trên Phiếu với hồ sơ gốc của thí sinh sau khi thí sinh làm thủ tục nhập học.

* Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển theo Phương thức 1 (Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển) và Phương thức 2 (Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT): Đăng ký xét tuyển theo mẫu phiếu và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

* Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển theo Phương thức 3 (Xét học bạ) PHIẾU 1-1 (Đợt 1), PHIẾU 1-2 (Đợt 2).

* Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển theo Phương thức 4 (Xét kết hợp) PHIẾU 1-1KH (Đợt 1), PHIẾU 1-2KH (Đợt 2).

3. Học phí, lệ phí và cách thức nộp hồ sơ

•          Học phí được thực hiện theo lộ trình và quy định của Nhà nước (Phụ lục 2).

•          Lệ phí xét tuyển: 50.000đ/hồ sơ xét tuyển.

•          Thí sinh có thể nộp hồ sơ theo 1 trong 3 cách sau:

+ Trực tuyến tại website: https://vnua.edu.vn/dkxt

+ Trực tiếp tại Ban Quản lý đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Phòng 121, tầng 1, Nhà Hành chính);

+ Chuyển phát nhanh qua bưu điện về địa chỉ: Ban Quản lý đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, TT. Trâu Quỳ, H. Gia Lâm, TP. Hà Nội.

VI. ĐIỀU KIỆN, MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ SINH VIÊN

1. Hoạt động hỗ trợ tìm kiếm việc làm

Học viện đã hợp tác với hơn 100 doanh nghiệp (Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam, Công ty TNHH Sunjin Việt Nam,…) để bố trí việc làm cho sinh viên. Hàng năm, Học viện tổ chức Ngày hội việc làm với sự tham gia của từ 60 đến 100 doanh nghiệp, giải quyết việc làm cho từ 4.000 đến 6.000 sinh viên. Theo kết quả khảo sát, trên 97% sinh viên tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, doanh nghiệp hoặc tự khởi nghiệp. XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY

2. Hỗ trợ học bổng

Học viện dành gần 30 tỷ đồng/1 năm để cấp học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên có kết quả học tập, kết quả rèn luyện đạt từ loại khá trở lên. Ngoài ra, Học viện hợp tác với hơn 100 doanh nghiệp để cấp gần 2 tỷ đồng/1 năm học bổng tài trợ cho sinh viên tài năng, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Trong năm 2023, Học viện dành hơn 250 suất học bổng chào đón tân sinh viên khóa 68 với tổng giá trị trên 5 tỷ đồng, trong đó có 03 suất học bổng du học nước ngoài tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Tây Nam, Trung Quốc.

XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY

3. Đội ngũ giảng viên, cán bộ, viên chức

Học viện có đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, được đào tạo bài bản tại các nước có nền khoa học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Gần 100 giảng viên được phong hàm giáo sư, phó giáo sư; Hơn 350 giảng viên có học vị tiến sĩ; nhiều giảng viên được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, giải thưởng Kovalevskaya,…

XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY

4. Cơ sở vật chất

Học viện có khuôn viên rộng, xanh, sạch, đẹp nhất Thủ đô với diện tích gần 200ha và hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, gồm: gần 170 phòng học thông minh, 52 phòng thí nghiệm (trong đó có 6 phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO), 82 mô hình khoa học công nghệ…; thư viện của Học viện có gần 30.000 đầu sách, tạp chí và kết nối với thư viện của nhiều trường đại học nổi tiếng trên thế giới; khu ký túc xá của Học viện khang trang, đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho gần 5.000 sinh viên; khu liên hợp thể thao đa dạng với hệ thống sân cỏ nhân tạo, phòng tập gym, hệ thống sân golf (dự kiến đưa vào hoạt động năm 2023). XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY

5. Nghiên cứu khoa học

Học viện luôn khuyến khích và dành nguồn kinh phí cho sinh viên nghiên cứu khoa học, rèn khả năng tư duy sáng tạo và vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề của thực tiễn cuộc sống. Học viện có đội ngũ giáo sư, tiến sĩ đầu ngành, có năng lực và tích lũy được nhiều kinh nghiệm nghiên cứu từ các trường đại học, viện nghiên cứu danh tiếng trên thế giới. Nhiều hướng nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông minh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang được triển khai, bổ trợ cho hoạt động đào tạo.

XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY

6. Hợp tác quốc tế

Học viện đã ký hơn 140 biên bản ghi nhớ, chương trình hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức quốc tế. Năm 2022, Giám đốc Học viện vinh dự được tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đi thăm và làm việc với nhiều quốc gia trên thế giới, ký kết hợp tác chiến lược với nhiều trường đại học, tập đoàn của Hà Lan, Bỉ, Úc, New Zealand…, từ đó mở ra cơ hội tìm kiếm học bổng, giao lưu quốc tế cho sinh viên Học viện.

XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY

7. Trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên

Thực hiện phương châm “đào tạo sinh viên phát triển toàn diện”, ngoài kiến thức chuyên môn, tin học, ngoại ngữ, Học viện quan tâm đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên gồm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý bản thân, kỹ năng tìm kiếm việc làm, kỹ  năng làm việc nhóm, kỹ năng hội nhập quốc tế, kỹ năng khởi nghiệp, kỹ năng làm việc với các bên liên quan… Sinh viên có thể tích lũy kỹ năng mềm thông qua các học phần trên lớp hoặc tham gia các hoạt động đoàn thể, thực tập, thực tế tại doanh nghiệp trong và ngoài nước…

XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY

8. Hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đặc biệt quan tâm đến công tác khởi nghiệp. Từ năm 2014 đến nay, Học viện đã tổ chức 08 Cuộc thi Khởi nghiệp nông nghiệp, thu hút 1.250 dự án tham gia từ hàng trăm trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông, các địa phương (trong đó trên 50% dự án là của sinh viên Học viện). Trong 9 năm qua, sinh viên của Học viện đã dành 5 giải nhất Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia và nhiều giải thưởng khác. Đặc biệt, nhiều ý tưởng, dự án đã phát triển thành các doanh nghiệp có vị trí trong cộng đồng thanh niên khởi nghiệp và có nhiều đóng góp cho xã hội.

XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY

9. Hoạt động đoàn thể

Tại Học viện, sinh viên có thể tham gia các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, hoạt động hỗ trợ học tập (Cuộc thi Olympic Tiếng Anh, Olympic Tin học, Cuộc thi nhà vô địch điểm A…), hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao (Giải bóng đá nam sinh viên truyền thống, Giải bóng chuyền mở rộng, Chương trình văn nghệ chào đón tân sinh viên…), hoạt động tình nguyện vì cộng đồng (tình nguyện địa phương, tình nguyện bảo vệ môi trường, phong trào hiến máu tình nguyện…). XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY

VII. THÔNG TIN LIÊN HỆ

Để được tư vấn đầy đủ về thông tin tuyển sinh năm 2023, liên hệ với số điện thoại: 024.6261.7578/ 024.6261.7520 hoặc 0961.926.639/0961.926.939

Địa chỉ liên hệ: Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Thị trấn Trâu Quỳ, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.

Website: www.vnua.edu.vnhttp://tuyensinh.vnua.edu.vn

Facebook: https://www.facebook.com/tuyensinhvnua.edu.vn

Nơi nhận:

– Thí sinh (website);

– Bộ NN&PTNT, Bộ GD&ĐT (để bc);

– HĐHV, BGĐ (để b/c)

– Các ĐV (để p/h)

– Lưu: VPHV, QLĐT, NPD(10).

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

PHÓ GIÁM ĐỐC

GS.TS. Phạm Văn Cường