Sáng ngày 11/9/2024, Khoa Du lịch và Ngoại ngữ đã diễn ra buổi Seminar chia sẻ “Những điều cần biêt trước khi gặp nhà tâm lý” do ThS. Trần Thị Thanh Tâm trình bày. Chủ đề được chia sẻ trên nền tảng zoom với sự tham dự đông đảo của cán bộ, giảng viên trong Khoa
ThS. Trần Thị Thanh Tâm trình bày seminar
Trong bài trình bày, ThS. Trần Thị Thanh Tâm chia sẻ: Con người ngày càng phải đối mặt với nhiều áp lực, khiến chúng ta trở nên vội vã hơn. Điều này khiến mỗi người không còn quá nhiều thời gian để chăm sóc sức khỏe tinh thần, dẫn đến nảy sinh các vấn đề nghiêm trọng về tâm lý như lo lắng, căng thẳng, trầm cảm… Chính vì vậy, bạn có thể đã từng nghĩ đến việc gặp một nhà tâm lý vào lúc này hay lúc khác. Có lẽ bạn đã thuyết phục bản thân rằng nếu đợi thêm một thời gian nữa, vấn đề sẽ biến mất. Hoặc bạn vẫn đang tự hỏi liệu có nên nói chuyện với ai đó không. Sau cùng, ai cũng có những ngày tồi tệ hoặc trải qua thời kì khó khăn, vậy làm sao để bạn biết khi nào nói chuyện gặp nhà tâm lý có thể giúp ích? Dưới đây là những điều bạn cần biết trước khi gặp nhà tâm lý.
- Khi nào bận cần tìm đến nhà tâm lý?
Dưới đây là một số trường hợp bạn nên tìm tới nhà trị liệu, dĩ nhiên đó không phải là những lý do duy nhất, nhưng danh sách này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định của mình.
- Gặp khó khăn trong kiểm soát sức khoẻ tâm thần
- Bạn cần giúp đỡ kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng có thể dẫn đến nhiều vấn đề, như là cáu gắt và nóng nảy hay trở nên kém năng suất.
- Bạn gặp vấn đề quản lý cảm xúc: Những cảm xúc khó chịu, như lo lắng và giận dữ, có thể đôi lúc rất khó để kiểm soát. Một nhà trị liệu có thể giúp bạn khám phá những cách quản lý cơn nóng giận cụ thể và phù hợp với bạn hoặc giúp bạn tập luyện giảm lo âu để bạn cảm thấy tốt lên nhanh hơn.
- Bạn đang có ứng phó không lành mạnh:Dù bạn ăn quá nhiều hay uống rượu để giải toả, những kỹ năng ứng phó không lành mạnh sẽ dẫn đến những vấn đề mới – và chúng sẽ phản tác dụng về lâu dài. Xem TV, chơi game, thậm chí là đọc sách có thể trở nên không lành mạnh nếu bạn dùng chúng để tránh giải quyết vấn đề.
- Mong muốn cải thiện bản thân và mối quan hệ
- Bạn gặp khó khăn để đạt mục tiêu của mình: Từ giảm cân đến tài chính, có nhiều chướng ngại ngăn cản giữa bạn và mục tiêu thành công.
- Bạn muốn cải thiện (các) mối quan hệ của mình: Có nhiều lý do tại sao bạn gặp khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ. Vấn đề gắn bó (attachment issue), kém quyết đoán và nỗi sợ đối mặt là một số ít các lý do.
- Bạn muốn nâng cao sự nhận thức về bản thân: Bạn có từng tự hỏi tại sao bạn làm những điều bạn làm, như là chia tay thường xuyên hay nói những điều không phù hợp khi bạn lo lắng?
- Khi một sự kiện/ biến cố quan trọng xảy ra trong cuộc đời
- Bạn đang trải qua sự chuyển đổi: Bắt đầu một công việc mới, chuyển đến một thành phố mới, làm cha/ mẹ, hay kết thúc một mối quan hệ là một số ví dụ về sự thay đổi quan trọng gây ra căng thẳng cho bạn trong cuộc sống.
- Bạn cần sự hỗ trợ nuôi dạy con cái: Nếu bạn đang hoài nghi về kỹ năng nuôi dạy con của mình hay bạn có câu hỏi về việc liệu hành vi của con bạn là bình thường hay không
- Bạn cần sự giúp đỡ khi đối mặt với một sự kiện đau buồn: Những sự kiệu đau buồn, như trải nghiệm cận kề cái chết, mất một người thân yêu.
- Duy trì năng suất
- Tâm trạng của bạn ảnh hưởng đến công việc: Nếu tâm trạng của bạn đang ngăn cản bạn làm việc năng suất và hiệu quả, đây là dấu hiệu đã đến lúc bạn nên nói chuyện với nhà trị liệu.
- Tâm trạng ảnh hưởng đến khẩu vị hay giấc ngủ của bạn: Có những người chán ăn khi họ đang gặp khó khăn về mặt cảm xúc. Có những người khác thì ăn nhiều hơn để cố gắng kiểm soát cảm xúc của mình. Điều này cũng tương tự đối với giấc ngủ. Có những người mất ngủ nhiều đêm trong khi những người khác lại ngủ quá nhiều khi trải qua thời gian khó khăn. Thậm chí bạn ngủ đủ giấc nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi vì chất lượng giấc ngủ kém.
- Tìm kiếm bản thân
- Bạn mất hứng thú với những hoạt động từng yêu thích: Mất hứng thú vào những hoạt động bạn vốn ưa thích là một dấu hiệu rằng cuộc sống bạn đang có điều gì không ổn.
- Nhà tâm lý sẽ làm gì khi tham vấn, trị liệu?
Dưới đây là các bước thường các nhà tham vấn, trị liệu tâm lý sẽ thực hiện với thân chủ/khách hàng:
- Hỏi chuyện và lắng nghe
- Mời khách hàng thực hiện một vài trắc nghiệm, thang đánh giá tâm lý (nếu cần) và luôn giải thích mục đích của việc thực hiện đánh giá đó
- Phản hồi cách họ cảm nhận, suy ngẫm về điều khách hàng biểu đạt.
- Họ khích lệ khách hàng phản hồi, tự do thể hiện cảm xúc, suy nghĩ chân thực, bao gồm cả những cảm nhận bị đè nén
- Gợi mở vấn đề, cùng khách hàng tìm ra hướng giải quyết vấn đề
3. Thời gian tham vấn, trị liệu ra sao?
- Tùy vào vấn đề, nền sức khỏe tinh thần và nhu cầu được trợ giúp của khách hàng.
- Một buổi tham vấn, trị liệu có thời lượng 50 đến 90 phút với người lớn, 20 đến 60 phút với trẻ em, thanh thiếu niên. Tần suất thường là 1-2 buổi/tuần
- Thông thường, số buổi của một liệu trình tham vấn/trị liệu được đề xuất trong khoảng 3 đến 12 buổi
- Có hình thức tham vấn 1 buổi với các trường hợp không có dấu hiệu nặng và khách hàng hẹn tiếp khi cần, giúp tiết kiệm chi phí
- Những chương trình hỗ trợ tâm lý tin cậy, miễn phí
- “Giúp mình hiểu mình”: Trợ giúp tâm lý online hoặc offline theo lịch hẹn phù hợp với thời gian của bạn. Miễn phí.
https://www.facebook.com/trogiuptamly
- “Yêu cuộc sống”: Hỗ trợ tâm lý dành cho bệnh nhân ung thư và người chăm sóc. Miễn phí.
https://www.facebook.com/photo/?fbid=186446580740946&set=a.155131780539093
- Tổng đài Hỗ trợ Tâm lý – Xã hội khẩn cấp”: Hotline sơ cứu tâm lý cho mọi người. Khung giờ tiếp nhận cuộc gọi điện thoại từ 8h00 đến 23h00 các ngày trong tuần. 1000đ/phút.
https://www.facebook.com/hotrotamlyxahoikhancap
- Đường dây nóng Ngày mai”: Hotline hỗ trợ người trầm cảm. Khung giờ tiếp nhận cuộc gọi điện thoại từ 13h00 đến 20h30 từ thứ 4 đến chủ nhật hàng tuần. Miễn phí.
https://www.facebook.com/duongdaynongngaymai
- Alo! Hoa súng lắng nghe”: miễn phí 03 buổi tham vấn đầu tiên với người 18-30 tuổi, vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần. Từ buổi thứ 4, phí tham vấn là 100.000đ.
https://docs.google.com/…/1FAIpQLSdgOcV64C9CvR…/viewform
- Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em” thuộc Cục Trẻ em: hỗ trợ trẻ em bị bạo lực (trong đó có bạo lực tinh thần, cảm xúc), bỏ rơi, sang chấn tâm lý, nạn nhân của buôn bán người. Gọi số điện thoại 111. Miễn phí.
http://tongdai111.vn/…/goi-den-so-111-tong-dai-dien…