Chương trình Giáo dục phổ thông mới – Môn Công nghệ ban hành cùng Thông tư số 32/2018/TT-Bộ GD&ĐT đã xác định rõ tầm quan trọng cũng như vị thế môn học. CN là môn học bắt buộc trong giai đoạn giáo dục cơ bản, là môn học thiết thực giúp học sinh hình thành những kiến thức hữu ích trong cuộc sống. Việc phát triển đội ngũ giáo viên môn CN đáp ứng yêu cầu cho chương trình GDPTM là cần thiết. Đặc biệt, khi tầm quan trọng cũng như vị thế môn học được nâng cao, chúng ta cần xem xét thực trạng dạy học môn CN trong mối liên hệ tổng thể để có cái nhìn tổng quan về mối quan hệ giữa các yếu tố quyết định đến hiệu quả của việc dạy học theo chương trình GDPTM. Năm học 2021-2022 là năm học đầu tiên thực hiện giảng dạy môn CN6 ở trường trung học cơ sở, vì vậy, GV giảng dạy sẽ gặp những khó khăn khi lần đầu tiếp cận với nội dung môn học. Đề tài phân tích những thuận lợi và khó khăn của GV dạy môn CN6 theo chương trình mới tại các trường THCS trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp khắc phục.
Kết quả đề tài đạt được như sau:
* Về thuận lợi: Môn CN6 trong chương trình GDPTM 2018 có nhiều đổi mới, HS trong quá trình học hình thành và phát triển được năng lực CN; Nội dung môn CN theo chương trình GDPTM 2018 được giảm tải đi, nội dung hấp dẫn hơn, thiết thực hơn chương trình cũ. Nội dung chương trình nâng cao vai trò của giáo dục STEM – mô hình giáo dục hiện nay các nước đang hướng tới, nhằm đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; Khi chuyển sang chương trình GDPTM GV cũng được tham gia tập huấn thường xuyên, tài liệu, giáo án được cung cấp khá đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi giúp GV thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy; Các khâu chuẩn bị kế hoạch năm học, kì học, chuẩn bị bài lên lớp tương đối thuận lợi; Trong quá trình giảng dạy trên lớp GV thực hiện được nhiều hoạt động dạy học, HS hứng thú tham qua quá trình học, HS được hình thành và phát triển năng lực; Công tác kiểm tra đánh giá người học được đánh giá tương đối thuận lợi.
* Về khó khăn: Mặc dù về mặt lí thuyết không có sự phân biệt giữa các môn học, nhưng thực tế trước đây môn CN chưa bao giờ là môn thi tốt nghiệp nên vai trò của môn CN6 vẫn bị xem nhẹ; Vì coi môn CN6 là môn học phụ nên trong quá trình học trên lớp nhiều em học tập thiếu tập trung, nói chuyện riêng, làm việc riêng, thậm chí có em còn không học mà ỉ lại vào bạn khác hoặc GV giảng dạy; Mặc dù nội dung chương trình mới nhằm phát huy giáo dục STEM trong học sinh, tuy nhiên do thời lượng môn học giảm còn 35 tiết/năm nên GV cũng ko đủ thời gian tổ chức tiết dạy liên môn cho HS; Nội dung kiến thức môn học còn được đánh giá khá nặng và dàn trải, thời lượng thực hành còn hạn chế, một số nội dung còn khó dạy cho các vùng miền khác nhau; Tài liệu môn CN chưa có đủ nguồn tài liệu chuyên môn phong phú và chính thống để GV tự học tập nâng cao trình độ, đặc biệt là những tài liệu dưới dạng video; Nhà trường chưa được trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị dạy học tối thiểu theo yêu cầu. Trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy còn thiếu thốn nhiều. Đồ dùng dạy học chủ yếu do GV sưu tầm và tự xây dựng còn hạn chế, đơn lẻ và chưa có hệ thống.
https://www.high-endrolex.com/30
Qua nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn của GV giảng dạy môn CN6 tại các trường THCS nhóm nghiên cứu đề xuất 03 giải pháp khắc phục: Về công tác bồi dưỡng, tập huấn GV: Chất lượng GV là yếu tố quyết định chất lượng dạy học nên cần thiết phải đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV đúng chuyên môn CN, để có thể phát triển, tổ chức thực hiện chương trình môn CN mới theo đúng vai trò, tầm quan trọng của môn học này; Về nâng cao vai trò của môn CN: Thay đổi cách nhìn của xã hội, các nhà quản lí, GV và HS về vai trò của môn CN. Muốn vậy, môn CN phải là môn học được đánh giá, khuyến khích GV, HS thực hiện dự án CN thông qua tăng cường tổ chức các hội thi liên quan đến sản phẩm CN. Đẩy mạnh giáo dục STEM trong các trường THCS đáp ứng yêu cầu môn CN trong chương trình mới; Về tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học: Nhà trường tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học nói chung và dạy học môn CN nói riêng. Mỗi nhà trường phải có ít nhất 01 phòng học cho môn CN có đủ các phương tiện, thiết bị và máy móc đáp ứng chương trình môn CN nói chung mà môn CN6 nói riêng trong chương trình GDPTM.
Lê Thị Kim Thư – Nhóm NCM Phát triển DL&NN