Xu hướng xã hội hiện nay đang hướng tới một xã hội số hóa (cách mạng công nghệ 4.0). Vai trò của người giáo viên, không chỉ có nhiệm vụ giảng dạy kiến thức chuyên môn cho học sinh mà giáo viên ngày nay phải là một người toàn diện, năng động, ứng biến nhanh, giỏi kiến thức chuyên môn, có kỹ năng mềm thành thạo. Ngành Sư phạm Công nghệ – ngành học đào tạo ra giáo viên đáp ứng được cách mạng công nghệ 4.0.
Tìm hiểu về Ngành Sư phạm Công nghệ
Ngành Sư phạm Công nghệ là ngành đào tạo giáo viên Kỹ thuật, Công nghệ và Giáo dục STEM, làm công tác giảng dạy môn Công nghệ tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông; có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm về kỹ thuật công nghệ để giảng dạy, nghiên cứu chuyên môn tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông trên cả nước.
Đội ngũ giảng viên Bộ môn Sư phạm Công nghệ
Ngành Sư phạm Công nghệ tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Học viện Nông nghiệp Việt Nam, trường đại học trọng điểm quốc gia, ngôi trường với môi trường học tập năng động, hiện đại, là nơi hội tụ của hàng vạn sinh viên bản lĩnh, sáng tạo cùng nhiều câu lạc bộ, đội, nhóm, tạo cơ hội cho sinh viên phát triển bản thân và cống hiến những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.
Trên nhu cầu thiết yếu của nguồn nhân lực hiện nay đang thiếu hụt rất nhiều về giáo viên Công nghệ, Khoa Du lịch và Ngoại ngữ đang đào tạo ngành Sư phạm Công nghệ tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực về giáo viên Công nghệ.
Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Công nghệ tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam được xây dựng dựa trên sự đối sánh với các chương trình đào tạo quốc tế, dựa trên xu thế phát triển của thời đại, dựa trên định hướng phát triển của bộ Giáo dục và Đào tạo, nên chương trình có tính cập nhật, hiện đại, đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Chương trình được đào tạo trong thời gian 4 năm và giảng dạy theo học chế tín chỉ, nên tùy theo tiến độ học tập từng cá nhân xây dựng có thể rút ngắn thời gian học tập còn 3 năm. Một trong những ưu điểm nữa của chương trình đào tạo này là đào tạo kiến thức và kỹ năng xây dựng theo năng lực thực hiện, để sau khi người học tốt nghiệp chương trình này, người học có đủ tự tin để bước vào thế giới việc làm. Chương trình đào tạo được xây dựng theo các module kiến thức và kỹ năng, như kiến thức khoa học kỹ thuật, kiến thức khoa học công nghệ, kiến thức công nghiệp, kiến thức nông nghiệp, kiến thức kinh doanh, kiến thức sư phạm, kiến thức ngoại ngữ, và kỹ năng mềm. Chính vì chương trình đào tạo được xây dựng mang tính tích hợp nên sau khi tốt nghiệp, người học không chỉ có đủ năng lực thực hiện trong lĩnh vực giảng dạy, mà còn có thể khởi nghiệp, có thể tham gia vào thị trường lao động ở các lĩnh vực khác liên quan đến công nghệ, công nghiệp, nông nghiệp, kinh doanh…
Sinh viên ngành Sư phạm Công nghệ tham gia Triển lãm sản phẩm nghiên cứu khoa học tiêu biểu năm 2023
SV Hà Trang – đại diện nhóm SV nghiên cứu lên nhận giải Khuyến khích Công trình Khọc học tiêu biểu năm học 2022-2023
Sinh viên ngành Sư phạm Công nghệ được thực tập giảng dạy tại những trường trung học phổ thông, cao đẳng, đại học uy tín trong ngành giáo dục, tham gia trải nghiệm thực tế với các hoạt động đa dạng, phong phú mà trường, khoa, lớp tổ chức… Qua đó, tích lũy thêm nhiều kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tế, sẵn sàng cho các cơ hội việc làm sau khi ra trường. Đặc biệt hơn nữa, ngành Sư phạm Công nghệ tại Khoa Du lịch và Ngoại ngữ trong chương trình đào tạo rất chú trọng vào mô hình giáo dục STEM – Mô hình giáo dục các nước trên thế giới đang thực hiện.
Cơ hội việc làm rộng mở, đa dạng
– Giáo viên dạy học Công nghệ, dạy STEM tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông; giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp khối công, nông, lâm nghiệp và thủy sản.
– Cán bộ nghiên cứu trong các viện và trung tâm nghiên cứu khoa học giáo dục, nghiên cứu trong lĩnh vực công, nông, lâm nghiệp và thủy sản.
– Cán bộ quản lí giáo dục, nhiên viên các cơ quan quản lí giáo dục và đào tạo các cấp.
– Cán bộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp trong các lĩnh vực kỹ thuật công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
Lê Thị Kim Thư – Bộ môn SPCN