MỤC TIÊU VÀ CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

NGÀNH: SƯ PHẠM CÔNG NGHỆ (Technology Teacher Education) – Mã ngành:7140246

 

CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM CÔNG NGHỆ

  1. MỤC TIÊU
  • Mục tiêu chung:

Chương trình cử nhân ngành Sư phạm Công nghệ đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức, kĩ năng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội để trở thành nhà giáo; cán bộ quản lí giáo dục; cán bộ nghiên cứu đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo dục đào tạo phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

  • Mục tiêu cụ thể

Sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm Công nghệ, người học có khả năng:

Mục tiêu 1:Tổ chức giảng dạy và nghiên cứu công nghệ, quản lí giáo dục, tham vấn giáo dục hướng nghiệp;

Mục tiêu 2:Tích hợp giáo dục STEM trong dạy học công nghệ, phát triển kỹ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau, có năng lực tự học, tự nghiên cứu và giải quyết vấn đề;

Mục tiêu 3: Khởi nghiệp trong giáo dục và công nghệ;

  1. CHUẨN ĐẦU RA

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm sau:

  • Kiến thức

2.1.1. Kiến thức chung

CĐR 1:Áp dụngcác kiến thức khoa học tự nhiên, kinh tế, chính trị, pháp luật,, môi trường, tâm lí giáo dục và kinh tế vào ngành Sư phạm Công nghệ;

2.1.2. Kiến thức chuyên môn

CĐR 2: Giải thích nguyên lí, qui trình kĩ thuật, công nghệ trong công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;

CĐR 3: Vận dụng các kiến thức công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản vào quá trình dạy học công nghệ và giáo dục hướng nghiệp;

CĐR 4: Phân tích mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, kiểm tra đánh giá, giáo dục hướng nghiệp trong dạy học công nghệ;

CĐR5: Thiết kế dạy học công nghệ theo STEM;

  • Kỹ năng

Kỹ năng chung

CĐR 6: Sử dụng Tiếng Anh và Tin học trong học tập, nghiên cứu và dạy học;

CĐR 7: Phối hợp làm việc nhóm và giao tiếp hiệu quả trong công việc;

Kỹ năng chuyên môn

CĐR 8: Tích hợp các kiến thức công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản vào trong dạy học công nghệ;

CĐR 9: Sử dụng các công nghệ dạy học, giáo dục phổ biến trong dạy học và hướng nghiệp;

CĐR 10: Phát triển các chương trình dạy học tích hợp, giáo dục STEM.

2.3.Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

CĐR 11: Tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, pháp luật, tác phong làm việc chuyên nghiệp trong giáo dục và đào tạo;

CĐR 12: Thể hiện tinh thần khởi nghiệp và có động cơ học tập suốt đời.

  1. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP SAU KHI TỐT NGHIỆP

            Người học sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm công nghệ có thể công tác trong các vị trí, lĩnh vực và đơn vị công tác sau:

3.1. Vị trí công tác

            – Giảng viên

            – Giáo viên

            – Cán bộ quản lí giáo dục

            – Cán bộ nghiên cứu

            – Nhân viên

            – Tự kinh doanh, khởi nghiệp

3.2. Lĩnh vực và đơn vị công tác

  • Trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông;
  • Trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp khối Công – Nông – Lâm – Ngư;
  • Viện, trung tâm nghiên cứu khối Công – Nông – Lâm – Ngư;
  • Doanh nghiệp nhà nước, nước ngoài, liên doanh, tư nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản;
  1. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

Người học sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm công nghệ có thể:

  • Tham gia các chương trình đào tạo sau đại học trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực giáo dục, công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản;
  • Tự học tập bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và chuyển đổi ngành nghề theo nhu cầu việc làm;
  1. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ ĐÃ THAM KHẢO

– Chương trình đào tạo Sư phạm công nghệ – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội;

– Chương trình đào tạo Sư phạm công nghệ – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2;

– Chương trình đào tạo ngành Technology Teacher Education Diploma – Britist Columbia Institute of Technology.